Trẻ bắt nạt bao giờ cũng mạnh hơn trẻ bị bắt nạt về sức mạnh về thể chất, hoặc sự vượt trội về năng lực học tập, về vị trí, vai trò tại lớp, về mối quan hệ với bạn.
👉Hành vi bắt nạt luôn xảy ra lặp đi lặp lại. Sự sợ hãi, lo lắng của trẻ bị bắt nạt khiến trẻ bắt nạt thấy mình mạnh mẽ, nhu cầu thống trị, cái tôi ở trẻ bắt nạt được thỏa mãn, khuyến khích trẻ tái diễn hành vi của mình cho đến khi nào hành vi bắt nạt chưa bị phát hiện và ngăn chặn.
👉Trẻ bị bắt nạt bị tổn hại về thể chất hoặc tinh thần hoặc cả hai. Những tổn hại về tinh thần ảnh hưởng đến tính cách, sự phát triển nhân cách của trẻ trong tương lai.
👉Hành vi bắt nạt có thể là hành động trực tiếp hoặc gián tiếp.
Trực tiếp là hành vi đối mặt giữa trẻ bắt nạt và trẻ bị bắt nạt.
Ví dụ: Đe dọa, chế giễu, đánh, sai khiến…
Gián tiếp là trẻ bắt nạt không lộ mặt, và tấn công vào nhân cách, danh dự của trẻ bị bắt nạt.
Ví dụ: Phao tin đồn bất lợi hoặc viết, vẽ bậy nhằm xúc phạm, phát tán các hình ảnh nhạy cảm, phát tán bí mật cá nhân, ghép ảnh cá nhân mang tính xúc phạm rồi phát tán…
#Antoanchoem #Wellbeing #VimotVietNamantoanhon
4 ĐẶC ĐIỂM NHẬN DIỆN HÀNH VI BẮT NẠT Ở TRẺ