Quản lí cảm xúc là một trong những kỹ năng quan trọng góp phần tạo nên những thành công và giúp chúng ta dễ dàng xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống. Một học sinh biết quản lí cảm xúc tốt chắc chắn sẽ giúp em có được những mối quan hệ tốt với bạn bè, về lâu dài cũng có thể giúp tăng khả năng thành công trong sự nghiệp của các em, giúp các có những mối quan hệ tích cực trong gia đình, công việc. Tuy nhiên, để các em thực sự có một sức khoẻ tinh thần tốt, chỉ giáo dục kỹ năng quản lý cảm xúc là chưa đủ. Giáo dục kỹ năng quản lý cảm xúc cho học sinh bao gồm những nội dung gì?
Có rất nhiều nội dung có thể được giảng dạy trong giáo dục kỹ năng quản lí cảm xúc của học sinh. Bài viết này đề cập tới 5 nội dung cơ bản trong việc dạy học sinh về quản lí cảm xúc. Điều chỉnh hành vi cơ thể Biểu hiện cơ thể là yếu tố đầu tiên học sinh cần được học cách kiểm soát. Bởi đây là cái thể hiện bên ngoài, bản thân các em và người khác có thể quan sát được luôn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực cân bằng cảm xúc của trẻ.

Một số cách thầy cô có thể dạy trẻ trong kiểm soát hành vi giúp quản lí cảm xúc và cân bằng
tâm trạng đó là:
 - Hãy dạy trẻ thả lỏng mình để cơ thể được xoa dịu, thư giãn trước. Sau đó mới bắt
đầu điều chỉnh hành vi.
 - Hít thở thật sâu, hành động này giúp cơ thể giảm căng thẳng, lo lắng, bình tĩnh.
 - Mở miệng cười khi căng thẳng. Nụ cười sẽ giúp trẻ đánh lừa cảm xúc với não bộ và
giúp trẻ quản lý cảm xúc cá nhân hiệu quả.
 - Cử động cơ thể liên tục sẽ giúp cơ thể thoáng chốc quên đi cảm giác lo lắng và an
toàn hơn. Qua đó giúp trẻ có thời gian cân bằng lại tâm trạng của mình.

Tuy nhiên, điều chỉnh hành vi thôi là chưa đủ. Ví dụ nhé, một đứa trẻ đang trong cơn tức giận, nó thể hiện nụ cười trên mặt nhưng lòng bàn tay lại đang nắm chặt lại. Hai hành động trái ngược nhau diễn ra nhưng lại để lộ cảm xúc thật của đứa bé. Đó là nó đang tức giận. Bạn thắc mắc 2 hành vi vui và tức giận cùng thể hiện nhưng mọi người luôn nghĩ đứa trẻ
đang tức giận. Bởi con người thường có thiên hướng suy nghĩ tiêu cực hóa vấn đề. Chính điều này, dẫn chúng ta tới việc cần kiểm soát thứ 2. Đó là quản lý cảm xúc tiêu cực.
Quản lý cảm xúc tiêu cực
Tâm lý tiêu cực thường nảy sinh khi các em so sánh thiệt hơn về bản thân mình với các bạn khác. Cảm xúc tiêu cực đeo bám rất mạnh và gây cho các em nhiều đau đớn, tổn thương tâm lý lớn. Do vậy, thầy cô nên hướng dẫn học sinh của mình cách quản trị tâm lý tiêu cực từ sớm. 

Dưới đây là một số cách xoa dịu cảm xúc tiêu cực cho trẻ hiệu quả:
 Học cách chấp nhận với mọi vấn đề và hoàn cảnh
 Không so sánh, tính toán thiệt hơn
 Dám thừa nhận sai lầm khi mắc lỗi
 Bỏ ngoài tai mọi lời phàn nàn
 Tư duy tích cực về mọi vấn đề
 Không đổ lỗi cho người khác
Rèn luyện trí tuệ cảm xúc
Để quản lý cảm xúc cá nhân tốt, học sinh nên được hướng dẫn cách quản lý cảm xúc bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc giúp cá em biết cảm xúc nào phù hợp và có biểu hiện, ứng xử tương ứng.
Trí tuệ cảm xúc tốt giúp các em bình tĩnh và nhìn nhận mọi vấn đề một cách khách quan. Trẻ nhận thức được tâm trạng mình đang vui hay buồn quá, nguyên nhân và điều chỉnh ngay sau đó.
Với trí tuệ cảm xúc, thầy cô nên hướng trẻ nhìn mọi thứ tích cực, hạn chế nhìn vào nhược điểm, hãy nhìn vào ưu điểm của người khác.
Sử dụng ngôn ngữ khéo léo
Chúng ta thường hay than vãn khi gặp phải vấn đề không tốt. Hãy dạy trẻ ngừng ngay những lời than vãn vô bổ nếu không muốn nó trở thành thói quen. Điều này sẽ dẫn tới trẻ khó quản lý cảm xúc tốt khi trưởng thành.
Không chỉ là lời than vãn, những từ ngữ được nói ra cũng cần phải chọn lựa. Bởi ngôn ngữ của chúng ta luôn hàm chứa cảm xúc. Sử dụng ngôn ngữ không chỉ ảnh hướng tới mọi người bên ngoài mà bản thân các em cũng bị ảnh hưởng bởi chính lời những lời nói tiêu cực của mình. Do vậy, hãy hướng dẫn các em cách kiểm soát từ ngữ của mình.
Quản lý cảm xúc liệu đã đủ để giúp trẻ có một sức khoẻ tinh thần tốt?
Câu trả lời chắc chắc là chưa, chỉ với kỹ năng quản lý cảm xúc thì chưa đủ để giúp trẻ có được một sức khoẻ tinh thần tốt. Bởi sức khoẻ tinh thần cần nhiều hơn thế. Sức khỏe tinh thần tốt có liên quan đến trạng thái hạnh phúc, sự tự tin, lòng tự trọng, sự hài lòng,… Một
hệ tư tưởng tích cực giúp hình thành các quan hệ tích cực, phát huy tiềm năng và giúp mỗi người sẵn sàng đương đầu với thử thách và biết tự chữa lành các cảm xúc tiêu cực.
UNICEF Việt Nam ước tính có khoảng 3 triệu trẻ em Việt có nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ tinh thần. Con số này sẽ còn tăng cao khi các báo cáo và nghiên cứu gần đây cho thấy, trẻ vị thành niên có xu hướng gia tăng các vấn đề tâm lý trong đại dịch COVID-19(1).
Mắc các vấn đề tâm lí và không được hỗ trợ, can thiệp kịp thời ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển tâm lý của các em như thiếu tự tin vào khả năng và năng lực của bản thân, gia tăng việc các em sử dụng các chất gây nghiện…Đặc biệt là việc các em tìm tới cái chết như một cách giải quyết trong vô vọng. Do đó, việc xây dựng các chương trình giáo dục chăm sóc
sức khoẻ tinh thần chủ động cho học sinh là vô cùng cần thiết để mỗi trẻ em đều có một sức khoẻ tinh thần khoẻ mạnh.

Mục tiêu của một chương trình giáo dục chăm sóc sức khoẻ tinh thần chủ động cho
học sinh cần đạt được là gì?
- Giúp học sinh nhận diện được các khủng hoảng, áp lực và vấn đề tâm lý thường gặp ở độ
tuổi của các em và bước qua nó một cách ít khó khăn nhất.
- Giúp học sinh tự tin ứng phó với với các vấn đề tâm lý thường gặp như stress, lo âu, tự hạ
thấp bản thân.
- Học sinh tìm được cách hoá giải những mâu thuẫn với bạn bè, bố mẹ để xây dựng những
mối quan hệ tốt đẹp.
- Giúp các em biết trân trọng, yêu thương bản thân và tự tin với chính mình.
- Giúp học sinh biết nuôi dưỡng, chăm sóc để có một sức khoẻ tinh thần khoẻ mạnh.
(1) UNICEF(2021), Báo cáo về tình hình Trẻ em trên thế giới năm 2021 “On My Mind”: Thúc
đẩy, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ tinh thần của trẻ em.

Để có một sức khoẻ tinh thần tốt, chỉ kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh là
chưa đủ|An toàn cho em