Kỹ thuật hồi sức tim phổi là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong bộ các kỹ năng an toàn an toàn cho trẻ và các kỹ thuật an toàn. Kỹ thuật sẽ tăng khả năng cứu sống trẻ lên rất nhiều lần.

1. KHAI THÔNG ĐƯỜNG THỞ
Dùng một bàn tay ngửa đầu trẻ và dùng hai ngón của bàn tay còn lại để đảm bảo đường thở của trẻ mở ra. Lấy hết mọi dị vật làm tắc nghẽn đường thở nhìn thấy trong miệng và mũi trẻ.

2. THỔI NGẠT 5 LẦN
Dùng hai ngón tay bóp hai lỗ mũi trẻ. Để miệng trẻ mở ra. Hít một hơi và đặt môi bạn lên miệng trẻ sao cho thành một vòng kín. Thổi vào từ từ cho đến khi lồng ngực trẻ phồng lên, sau đó quan sát ngực hạ xuống; một hơi thở thổi ngạt kéo dài khoảng một giây. Thực hiệt thổi ngạt 5 lần.

3. ÉP TIM 30 LẦN
Đặt một gốc bàn tay bạn lên giữa ngực trẻ. Nghiêng người vuông góc với ngực trẻ và ấn xuống ít nhất 1/3 chiều sâu của ngực, sau đó thả ra nhưng không nhấc tay ra khỏi ngực trẻ. Thực hiện 30 lần ép tim với tốc độ 100 – 120 lần/phút.

4.THỔI NGẠT 2 LẦN
Quay trở lại thổi ngạt 2 lần. Lặp lại 30 lần ép tim, sau đó 2 lần thổi ngạt trong một phút. Gọi cấp cứu 115 để được trợ giúp khẩn cấp nếu bạn chưa gọi.

5. TIẾP TỤC CPR
Tiếp tục CPR (30 lần ép tim : 2 lần thổi ngạt) cho đên khí: trợ giúp khẩn cấp đến, hoặc trẻ có dấu hiệu phản ứng – như ho, mở mắt, nói hoặc cử động có chủ ý hay bắt đầu thở được bình thường, hoặc khi bạn đã kiệt sức.

KĨ THUẬT HỒI SỨC TIM PHỔI CHO TRẺ DƯỚI MỘT TUỔI
KHAI THÔNG ĐƯỜNG THỞ
Đặt trẻ lên bề mặt chắc chắn hoặc sàn nhà. Nhẹ nhàng ngửa đầu trẻ bằng một tay và nâng cằm trẻ bằng một ngón tay của tay kia để đảm bảo đường thở của trẻ được mở. Lấy hết mọi dị vật làm tắc nghẽn đường thở nhìn thấy trong miệng và mũi trẻ.

2. THỔI NGẠT 5 LẦN
Hít một hơi rồi đặt môi bạn lên miệng và mũi của trẻ. Thổi nhe nhàng và đều đặn vào miệng và mũi cho đến khi ngực trẻ phồng lên rồi quan sát ngực hạ xuống. Mỗi lần thổi ngạt trọn vẹn sẽ mất khoảng một giây. Thực hiện 5 lần thổi ngạt.

3. ÉP TIM 30 LẦN
Đặt đầu ngón trỏ và ngón giữa vào giữa ngực trẻ. Để tay vuông góc với ngực trẻ và ấn thẳng xuống để lồng ngực trẻ lún xuống ít nhất 1/3 chiều sâu ngực. Ngừng ấn và thả ra nhưng không nhấc các ngón tay ra khỏi ngực trẻ. Thực hiện 30 lần ép tim (tốc độ 100 – 120 lần/phút.)

4. THỔI NGẠT 2 LẦN
Quay trở lại thổi ngạt 2 lần. Lặp lại 30 lần ép tim, sau đó 2 lần thổi ngạt trong một phút. Gọi cấp cứu 115 để được trợ giúp khẩn cấp nếu bạn chưa gọi.

5. TIẾP TỤC CPR
Tiếp tục CPR (30:2) cho đên khí: trợ giúp khẩn cấp đến, hoặc trẻ có dấu hiệu phản ứng – như ho, mở mắt, nói hoặc cử động có chủ ý hay bắt đầu thở được bình thường, hoặc khi bạn đã kiệt sức.
Chú ý:
- Nếu bạn chưa được đào tạo về CPR hoặc không thể thổi ngạt, bạn có thể chỉ ép tim dưới sự hướng dẫn của dịch vụ cấp cứu.
- Nếu trẻ nôn, hãy để trẻ nằm nghiêng về bên xa bạn hơn sao cho đầu trẻ hướng xuống sàn để chất nôn có thể chảy ra. Làm sạch miệng trẻ, sau đó lập tức đặt trẻ nằm ngửa trở lại và thực hiện CPR.
- Nếu có nhiều người tham gia CPR, hãy luân phiên thực hiện mỗi 1-2 phút. Lưu ý giảm thiểu tối đa thời gian gián đaonj CPR giữa mỗi lần đổi người.
- Nhờ người trợ giúp đi thìm máy khử rung ngoài tự động (AED) có miếng dán dành cho trẻ em.

Kỹ thuật hồi sức tim phổi cho trẻ nhỏ từ 1 tuổi đến tuổi dậy thì| An toàn cho em