Dị vật đường thở là một trong những tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ và là tình huống nguy hiểm đe doạ tính mạng. Vì vậy, kỹ năng sơ cứu học dị vật đường thở là một kỹ năng an toàn khi ở nhà cho trẻ.

1. Dấu hiệu nhận biết hóc dị vật đường thở.
Người sơ cấp cứu nên đặt câu hỏi với nạn nhân: “Bạn đang nghẹt thở phải không?”. Nếu họ đang tắc nghẹt đường thở thì sẽ ra dấu cho bạn. Vì khi đang tắc nghẹt đường thở, thường nạn nhân sẽ không nói được, do đó hãy đặt những câu hỏi với đáp án “Có” hoặc “Không”.
Một số dấu hiệu nhận biết hóc dị vật đường thở ở người lớn là:
Gặp khó khăn khi nói, ho và thở.
Có thể không thể nói, ho hoặc thở.
Hoảng loạn.
Thở dốc, ho dữ dội.
Hai tay ôm cổ, chỉ tay vào miệng.
Có thể mặt nạn nhân chuyển từ đỏ sang xanh tím.
Nạn nhân có thể mất ý thức.

2. Cách sơ cứu nạn nhân.
Bước 1: Khuyến khích nạn nhân tiếp tục ho. Nếu việc ho không có hiệu quả sẽ chuyển sang bước 2.
Bước 2: Vỗ lưng nhiều nhất 5 lần.
Giúp nạn nhân gập người, vỗ mạnh bằng gốc bàn tay vào điểm giữa của 2 xương bả vai nạn nhân. Hướng vỗ từ trên xuống dưới, từ sau ra trước. Bạn vỗ mạnh 5 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 1-2s. Kiểm tra xem sau mỗi lần vỗ lưng thì có giúp cải thiện hơn việc nghẹt đường thở không.
Bước 3: Nếu sau 5 lần vỗ lưng mà nạn nhân vẫn bị nghẹn thở, chúng ta cần thực hiện tiếp 5 lần nghiệm pháp Heimlich.
Đứng phía sau nạn nhân, sau đó vòng cả 2 tay quanh người nạn nhân. Đặt một nắm tay ở giữa rốn và mũi ức, bàn tay kia nắm chặt nắm tay, rồi kéo mạnh theo hướng vào trong và lên trên. Thực hiện 5 lần động tác. Kiểm tra xem sau mỗi lần thực hiện, nạn nhân có cải thiện hơn việc nghẹt thở và dị vật được tống ra ngoài không.

Sơ cấp cứu hóc dị vật đường thở người lớn và trẻ trên 1 tuổi như thế nào? | An toàn cho em