Trẻ hiếu động, tò mò, thích khám phá nhưng lại không lường trước được những hậu quả có thể xảy đến, vì thế không ít trường hợp bố mẹ gặp phải con có những dị vật bất thường trong tai. Dị vật này thường là hạt ngô, hạt đỗ, hạt lạc, đồ chơi,… trẻ tự đút vào cũng có thể do vô tình mà mảnh sỏi, gỗ,.. bắn vào tai trẻ, cũng có thể do bố mẹ bất cẩn trong quá trình vệ sinh tai cho con mà làm đầu bông của bông ngoáy tai kẹt lai. Cùng với đó có thể gặp một số côn trùng (kiến, gián,..) bò, chui vào tai trong lúc ngủ. Nguy cơ là như vậy nên bố mẹ hãy cùng chuyên viên của Wellbeing trang bị kiến thức “chuẩn nhất” về sơ cấp cứu dị vật trong tai.

Trước tiên phải nhấn mạnh lại một lần nữa là bố mẹ không nên cố gắng lấy dị vật bị mắc trong tai vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn hoặc đẩy dị vật vào sâu hơn. Mục tiêu của bố mẹ trong trường hợp này là: ngăn không gây tổn thương cho tai, loại bỏ côn trùng mắc trong tai, bố trí đưa trẻ đến bệnh viện.

Việc duy nhất bố mẹ cần làm lúc này là dỗ dành và hỏi trẻ đã nhét vật gì vào tay. Đồng thời vừa hỏi cảm nhận của trẻ vừa tìm xem vật gì ở trong tai trẻ.

Nếu có côn trùng bay hay bò vào tai, trẻ có thể sẽ rất hoảng hốt, lúc này bố mẹ cần bình tĩnh xử trí theo các bước sau:
Hãy giúp trẻ ngồi xuống. Nghiêng đầu trẻ để tai bị thương hướng lên trên.

Nhẹ nhàng đổ đầy nước ấm vào tai trẻ để côn trùng nổi lên, trôi ra ngoài. Nếu không hiệu quả nhất định phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra chuyên sâu và tìm kiếm sự trợ giúp y tế chuyên sâu.

Sơ cấp cứu dị vật mắc trong tai trẻ?| An toàn cho em?