Kỹ năng xử trí các tình huống sơ cấp cứu cho trẻ nhỏ yêu cầu chính xác và người xử trí có kiến thức tốt. Tuy nhiên, điều này không phải ai cũng biết. Hãy cùng An toàn cho em điểm qua ngay những quy tắc này:
Những người ở bên trẻ nên lưu lại khi cần
Quy tắc 1: Đánh giá tình huống
Quy tắc này yêu cầu cha mẹ và người chăm sóc trẻ phải bình tĩnh và đánh giá tình huống khẩn cấp đang xảy ra bằng cách trả lời 5 câu hỏi.
- Chuyện gì vừa xảy ra và xảy ra như thế nào?
- Bạn có an toàn nếu tiếp cận trẻ không?
- Có một hay nhiều trẻ bị thương?
- Xung quanh có ai giúp bạn không?
- Có cần gọi cấp cứu không?
Quy tắc 2: An toàn là trên hết
Bạn hãy chắc chắn rằng cả bạn và trẻ đều an toàn để có thể tiến hành sơ cấp cứu.
- Đừng để bản thân bị thương vì bạn sẽ không thể giúp trẻ nếu bạn trở thành nạn nhân kế tiếp. Hãy kiểm tra và đánh giá sự an toàn của bạn khi tiếp cận trẻ.
- Không để trẻ ở gần các nguồn nguy hiểm như rò rỉ điện, khí gas đang cháy.... Hãy di chuyển khỏi chỗ nguy hiểm, đưa trẻ ra chỗ an toàn gần nhất để có thể thực hiện ngay các biện pháp sơ cấp cứu ban đầu đạt hiệu quả.
Nếu có những mối nguy hiểm mà bạn không thể nào giảm thiểu được (như vật nặng rơi xuống, một kẻ tấn công hay một tòa nhà cháy…) thì hãy tránh xa và gọi điện cho các đầu số khẩn cấp để được giúp đỡ. Nhớ rằng không bao giờ được đặt bản thân vào nguy hiểm.
Quy tắc 3: Xử trí vết thương nặng trước
Khi tiến hành sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ, hãy ưu tiên xử trí các vết thương nặng trước. Dưới đây là các tình huống ngay lập tức đe dọa tính mạng trẻ, đòi hỏi cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần ưu tiên xử trí trước:
- Trẻ bị bít tắc đường thở gây ngừng thở, bất tỉnh
- Trẻ bị chảy máu nghiêm trọng, mất nhiều máu có thể gây sốc, nguy hiểm đến tính mạng
Lưu ý : Nếu trong tình huống khẩn cấp có nhiều trẻ bị tai nạn, hãy hỗ trợ trẻ nằm bất động trước vì có thể những trẻ đó đang bất tỉnh và ngừng thở.
Quy tắc 4: Tìm kiếm người giúp đỡ và gọi trợ giúp
Một mình bạn sẽ rất khó để có đủ thể lực và kiến thức để sơ cấp cứu cho trẻ, đặt biệt khi số lượng trẻ bị thương lớn, trẻ có những vết thương nghiêm trọng hoặc trong trạng thái bất tỉnh. Vì vậy, bạn hãy nhanh chóng tìm kiếm và gọi trợ giúp.
- Hãy hô lớn để nhanh chóng tìm người giúp và đề nghị họ giúp đỡ những việc sau:
+ Giữ khu vực an toàn
+ Hỗ trợ sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ
+ Tìm trợ giúp y tế hoặc gọi cứu thương
+ Hỗ trợ đưa trẻ tới nơi an toàn nếu cần
- Khi gọi trợ giúp, bạn hãy bật loa ngoài để vừa sơ cấp cứu được cho trẻ, vừa nghe được điện thoại. Cung cấp các thông tin sau khi gọi hỗ trợ 115
+ Số điện thoại bạn đang gọi tới
+ Địa điểm vụ thể nơi xảy ra tai nạn
+ Loại tai nạn
+ Số lượng, giới tính, tuổi của nạn nhân
+ Chi tiết về tai nạn/ nguy hiểm mà trẻ gặp phải
+ Thông tin về các nguy cơ xung quanh như khí ga, đường dây điện hoặc sương mù
Xem chi tiết bài viết tại: https://www.socapcuu.com.vn/.../quy-tac-so-cap-cuu-tre-em...

Nhận biết dấu hiệu sinh tồn của trẻ | An toàn cho em