Ai cũng từng bị chuột rút, tuy nhiên nếu hiện tượng này xảy ra ở trẻ nhỏ, em bé có thể hoảng loạn và không biết cách xử lý như thế nào. Vì vậy, bố mẹ hãy là người nắm vững những kỹ năng an toàn cho trẻ để có thể hướng dẫn con cách sơ cấp cứu khi bị chuột rút. Hãy cũng chuyên gia của Wellbeing trang bị những kiến thức vô cùng hữu ích và cần thiết này nhé.

1. Chuột rút là gì? Tại sao lại bị chuột rút?
Chuột rút là hiện tượng co rút các cơ một cách đột ngột và thường là gây đau. Chuột rút không chỉ xảy ra tại những cơ vận động thông thường như cơ ở bắp chân, bàn chân mà có thể xảy ra ơ các cơ khác như co rút cơ tử cung gây đau lan tỏa ra thắt lưng và đùi.
Có nhiều nguyên nhân gây ra chuột rút, tuy nhiên có hai lý do chính là do thiếu oxi cung cấp cho cơ khi các cơ này phải hoạt động với cường độ lớn, hay hoạt động gắng sức và nguyên nhân thứ hai là do mất nước, mất một số muối do chảy nhiều mồ hôi hay thậm chí như thiếu Canxi gây chuột rút chủ yếu cho các phụ nữ mang thai do canxi được huy động để tạo xương cho thai nhi,…

2. Các bước sơ cấp cứu chuột rút theo từng vị trí:
Bố mẹ có thể giảm đau nhanh chóng cho con băng cách duỗi các cơ bị chuột rút, sau đó nhẹ nhàng xoa bóp để làm “thư giãn” các khối cơ đang co rút. Sau đó cho trẻ uống thêm nước để tránh mất nước trong trường hợp bị chuột rút do toát quá nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, đối với từng vị trí chuột rút khác nhau sẽ có các phương pháp khác nhau, cụ thể như sau:
Với chuột rút bàn chân, khuyến khích trẻ đứng lên khi bạn đỡ chân bị chuột rút của trẻ. Gập các ngón chân lên phía trên (phía mu chân ) của trẻ để kéo giãn cơ. Khi hết cơn chuột rút, dùng ngón tay xoa bóp mặt dưới bàn chân trẻ.
Với chuột rút ở cơ cẳng chân, khuyến khích trẻ ngồi hoặc nằm xuống và giúp trẻ duỗi thẳng chân ra trong khi bạn đỡ bàn chân trẻ. Gập bàn chân trẻ về phía gối để kéo giãn các cơ cẳng chân. Khi hết cơn chuột rút, xoa bóp bắp chân để giúp thư giãn các cơ.
Với chuột rút ở phía trước đùi, đỡ trẻ nằm xuống, sau đó nâng và đỡ cẳng chân của trẻ. Gập đầu gối của trẻ , có thể làm động tác gót chạm mông để duỗi các cơ đùi ra. Khi hết cơn chuột rút, xoa bóp các cơ bị ảnh hưởng.
Với chuột rút ở phía sau đùi, nâng cao và đỡ chân trẻ, duỗi thẳng cẳng chân của trẻ ra để kéo giãn các cơ. Khi hết cơn chuột rút, xoa bóp các cơ bị ảnh hưởng.
Chú ý: Nếu các triệu chứng hoặc cảm giác đau không được cải thiện, hãy đưa trẻ đi khàm tại bệnh viện để kiểm tra chuyên sâu hơn.

3. Các phương pháp dự phòng hiện tượng chuột rút:
Các phương pháp này vừa là phương pháp về chế độ dinh dưỡng vừa là các phương pháp về chế độ luyện tập để dự phòng các cơn chuột rút có thể đến bất kỳ lúc nào:
Cung cấp thêm lượng vitamin C vào cơ thể: Vitamin C có nhiều tác dụng vô cùng có lợi cho cơ thể, hãy tăng cường sử dụng thêm các loại đồ ăn, hoa quả giàu vitamin C như chanh, cam, bưởi, dưa hấu, xoài,…
Uống đủ 1,5 đến 2l nước mỗi ngày, uống đủ nước sẽ giúp máu vận chuyển oxi tới các cơ được nhanh chóng hơn do lưu thông dễ dàng hơn, đặc biệt là trong những trường hợp phải vận động nặng,

Chuột rút có thể khiến em bé nhà bạn đau và khó chịu | An toàn cho em